Nhiều năm trước trong một đợt đi thực tập tại Viện INRA (Viện Nghiên cứu Quốc gia Nông học, Cộng hòa Pháp), một người bạn Pháp dẫn tôi đến thăm quan một xí nghiệp tư nhân sản xuất thức ăn gia súc cho dê bò để bán cho những người nuôi bò dê lấy sữa…Đợt đi này đã để lại ấn tượng không phai trong tôi: … để cho ra loại sữa có hàm lượng protein, lipid, carbohydrate, khoáng vi đa lượng, vitamine theo yêu cầu ghi rõ trên bao bì của hộp sữa, thì khi phối chế thức ăn cho bò dê, mỗi đợt nhập nguyên liệu họ đều lấy mẫu rồi đưa vào các máy phân tích tự động để xác định thành phần đạm, mỡ, đường, khoáng …trong từng đơn nguyên liệu, sau đó các số liệu được một hệ máy vi tính phân tích tổng hợp, từ đó tính ra tỷ lệ cần phối chế từng loại sản phẩm đơn nguyên liệu mới nhập vào bao nhiêu, tiếp đến cộng thêm các loại vitamin bổ sung …” Nghĩa là đầu vào và đầu ra có quan hệ rõ rệt. + Thời điểm vào thu hoạch tổ không đúng cũng gây ảnh hưởng đến đàn yến: trong một số năm trước có một nhà yến chim bị chết rất nhiều, người ta cho là chim bị bệnh và đã xử lý rất nặng, kỳ thực khi lấy các loại mẫu để xét nghiệm đã không có mầm bệnh như con người đã suy đoán ban đầu, và những người công nhân vào nhà yến thu dọn chim chết, lúc ban đầu không sử dụng các dụng cụ phòng bệnh, họ đã không bị nhiễm một loại bệnh nào. Chim yến sẽ đổi chỗ ở khi môi trường có những biến động lớn làm chúng lo sợ, và cuộc sống ở đó không phù hợp nữa: một số năm trước có một mùa, một đàn chim yến rất đông bay về trú ngụ tại một số tỉnh Nam Bộ, khi tra lại tư liệu thì thấy trước đó tại Indonesia đã xẩy ra sóng thần lớn, làm nhiều chim yến tại nước này đã bỏ đi. Nếu chúng ta thống kê và quan sát biến động của đàn yến vùng Nam bộ mỗi khi có động đất (tháng 9-10/2018 tại Palu- Indonesia), cháy rừng (8-9/2019 tại Sumatra, Riau Kalimantan…khói mù làm hàng chục nghìn dân bị ngạt thở…) và sóng thần ( 2019) ở các nước xung quanh…, hoặc những biến đổi khí hậu như khô hạn, nước mặn dâng lên cao trong các con sông, …thì ta có thể phát hiện thấy các biến động khí hậu này đều có quan hệ rõ nét với tổng đàn yến của chúng ta.
Khu vực phía Bắc hiện lại còn rất nhiều côn trùng, nên chim yến rất thích bay nhanh đến đây để tìm kiếm thức ăn và khi có ngôi nhà thích hợp chúng sẽ vào trú ngụ, ở lại trong ngôi nhà đó.Với sự tư vấn nhiệt tình Yến sào Bảo Quyên mà không ít nhà yến xây dựng ở phía Bắc Việt Nam đã thành công việc dụ được yến về ở. Tuy nhiên, đến mùa đông, nhiệt độ xuống thấp quá, trong các đợt gió mùa đông bắc có những ngày nhiệt độ xuống 7-10oC, kéo dài 5-7 ngày, đã làm hàng loạt chim yến chết.